Để cửa tự động luôn vận hành ở tình trạng tốt nhất trong mọi trường hợp, chúng ta cần phải thường xuyên thực hiện công tác bảo dưỡng chúng. Trong bài viết ngày hôm nay, 3ATECH sẽ hướng dẫn các bạn quy trình kiểm tra định kỳ cửa tự động theo các bước chi tiết nhất.
Vì sao cần bảo dưỡng cửa tự động định kỳ
Sau một thời gian sử dụng, lắp đặt cửa kính trượt tự động, các loại máy móc đều sẽ xuống cấp nhanh dần theo thời gian. Đó là lúc ta cần phải tiến hành hoạt động quan sát, kiểm tra, dò xét xem bộ phận nào của chúng cần được sửa chữa, bảo dưỡng, thay mới để tổng thể vật đó có thể hoạt động ổn định. Chỉ cần một bộ phận không hoạt động thôi cũng có thể gây ra những sai sót nghiêm trọng trong quá trình vận hành của máy.
Đối với cửa tự động cũng vậy, một số lỗi thường hay gặp với cửa có thể là hỏng mạch điều khiển, hỏng động cơ, tín hiệu mắt thần chậm,…
6 bước bảo dưỡng cửa tự động nhanh nhất hiện nay
Bước 1: Thực hiện kiểm tra tình trạng vận hành hiện tại của cửa tự động
-
Đầu tiên ta sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát bằng việc để cửa tự vận hành xem có lỗi nào như kẹt, kêu xảy ra khi có vật cản đi tới hay không.
-
“Mắt thần” là một trong những bộ phận quan trọng và không thể thiếu đối với quá trình làm việc của cửa tự động. Hãy kiểm tra xem “mắt thần” có hoạt động trơn tru không, có quét và nhận dạng được vật cản đang bước tới không.
-
Đảm bảo rằng nguồn cấp năng lượng cho cửa luôn được kết nối trong tình trạng an toàn và ổn định nhất.
Bước 2: Tiến hành tháo nắp Cover của cửa tự động
-
Để có thể thực hiện quy trình tháo lắp này một cách tiện lợi và nhanh chóng nhất, hãy lưu ý rằng nắp hộp kỹ thuật của cửa tự động trên thị trường hiện nay thường được làm bằng các vật liệu chính như nhôm, inox, Alumin, và đôi khi là một số vật liệu khác trong trường hợp không có nắp kỹ thuật do cửa nằm âm trần.
-
Tiếp theo là phần “mắt thần”, tại đây chúng ta thực hiện việc kiểm tra, rút giắc cắm của “mắt thần” được gắn trên hộp kỹ thuật và tháo nắp hộp kỹ thuật để có thể kiểm tra sâu hơn các bộ phận bên trong.
Bước 3: Kiểm tra đường điện và các loại dây khác được kết nối với cửa tự động
-
Chắc chắn rằng mạch điều khiển và motor của cửa luôn được kết nối với đường điện một cách ổn định và đảm bảo nhất. Các loại dây như dây tín hiệu cửa và dây tín hiệu báo cháy, tín hiệu mở cửa bằng vân tay (nếu có) phải được sắp xếp ở vị trí an toàn và thuận tiện để sửa chữa trong trường hợp có vấn đề hỏng hóc xảy ra.
-
Sau đó tiến hành kiểm tra đến các loại dây đấu nối có liên kết với cửa, xem có lỗi kết nối nào còn đang tồn tại không, nếu có hãy thay thế chúng và đặt lại ở nơi dễ dàng nhìn thấy để có thể kiểm soát chúng.
Bước 4: Kiểm tra dây curoa, buly không tải và buly tải trên motor của cửa tự động
-
Bộ ba dây curoa, buly không tải và buly tải luôn được liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Theo như các thiết kế thông thường, để phân biệt giữa hai loại dây buly thì buly tải (dùng để truyền động) hay được kết nối với dây curoa, còn buly không tải thì được đặt ở phía đối diện với motor.
-
Với những loại dây này, ta tiến hành kiểm tra xem tình trạng hiện tại của chúng có tốt không, có bị vỡ, mòn hay không. Riêng đối với loại dây curoa, đảm bảo rằng chúng không bị trùng lặp với nhau, sau đó trên buly không tải, ta thực hiện việc tăng dây curoa.
Bước 5: Kiểm tra ray nhôm và con lăn cửa
-
Đây là một bước kiểm tra rất quan trọng và không thể thiếu trong mỗi kỳ bảo dưỡng. Thông thường, trong các trường hợp cửa hỏng và phải sửa chữa, ray và con lăn cửa là bộ phận dễ bị lỗi và cần phải thay mới nhất, nếu như hai bộ phận trên không hoạt động, cả chiếc cửa sẽ không thể nào được mở ra và hoạt động như bình thường được.
-
Ta sẽ kiểm tra xem con lăn có vận hành trơn tru không bằng một hành động rất đơn giản là lấy tay đẩy nhẹ cánh cửa, quan sát kĩ càng và kiểm tra xem cửa có khó đẩy không, con bi lăn có bị vỡ hay mòn không.
-
Đối với phần ray nhôm, một thanh ray tốt là một thành ray có bề mặt tiếp xúc với con lăn không bị lõm, mòn, đều và hoạt động ổn định.
Bước 6: Tiến hành vệ sinh cửa tự động và những hoạt động kiểm tra cuối cùng
-
Thường xuyên tiến hành tra dầu cho ray nhôm bằng dầu chống rỉ sét và bôi trơn RP7, cần lưu ý rằng chỉ nên tham khảo thông tin từ các nguồn đáng tin cậy và sử dụng các sản phẩm chính hãng, phù hợp với cánh cửa tự động mà bạn đang dùng, không nên tự ý sử dụng các hóa chất khác để bảo dưỡng cửa, đặc biệt là mỡ bôi trơn hay mỡ bò vì chúng rất dễ làm giảm tuổi thọ của cửa.
-
Đối với dây curoa, chỉ nên vệ sinh bằng khăn khô và không áp dụng bất cứ chất hóa học nào trong bất kì trường hợp nào để làm sạch dây.
-
Tiếp theo chúng ta tiến tới phần điều khiển tốc độ của cửa, kiểm tra xem thời gian đóng/mở hiện tại có thích hợp hay không, nếu chúng còn quá nhanh/chậm, hãy tiến hành điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế tại nơi ở, nơi làm việc của bạn bằng việc cài lại thời gian giữ cửa mở, độ nhạy, độ trễ, tốc độ phanh đóng/ mở đối với mắt cảm biến.
-
Sau cùng, ta tiến hành việc lắp ráp lại bảng điện, nhấn nút kiểm tra trên mạch điều khiển và quan sát xem cửa đã chạy ổn định chưa, có lỗi nào xảy ra hay không, cánh cửa có bị vướng khi đóng vào/mở ra không. Nếu tất cả mọi thứ đã hoạt động trơn tru, hãy thực hiện bước cuối cùng, đó là lắp lại hoàn chỉnh hộp kỹ thuật và kết nối với “mắt thần” còn lại.
Trên đây là bài viết hướng dẫn mọi người bảo dưỡng định kì các loại cửa tự động cơ bản. Hy vọng sau khi đọc xong những nội dung này, các bạn sẽ có thể tự mình lên kế hoạch kiểm tra cửa tự động để tránh được những lỗi hỏng hóc nhỏ nhoi không đáng có.
Bạn không có thời gian kiểm tra cửa tự động? Cửa tự động nhà bạn đang gặp lỗi lớn và bạn không biết cách sửa chữa sao cho ổn? Đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với 3ATECH để được phục vụ tận tình và chu đáo nhất có thể!
CÔNG TY CỔ PHẦN 3ATECH
Trụ sở chính: số 36 ngõ 487 đường Cổ Nhuế, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm
Xưởng sản xuất: số 42 đường Liên Mạc, Quận Bắc từ Liêm, Hà Nội
Số điện thoại: 02463291420
Hotline: 096 6355588 / 0961693399
Email: [email protected]
Website: http://3atech.vn